1. Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina) hay còn gọi là rau chân vịt dẫn đầu trong danh sách các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng nhờ vào thành phần dưỡng chất. Khoảng 30g cải bó xôi có thể cung cấp tới 56% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể cùng với vitamin K. Trong rau còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một nghiên cứu còn phát hiện thấy các loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi rất giàu beta-carotene và lutein, hai chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ ung thư. Cải bó xôi còn giúp giảm huyết áp nên cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
2. Cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A, cụ thể là 128g cà rốt cung cấp tới 428% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Trong loại củ này đồng thời còn chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa làm vỏ cà rốt có màu cam và có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Một nghiên cứu còn chứng minh rằng một khẩu phần cà rốt mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tới 5%. So với những người ăn cà rốt ít nhất một lần mỗi tuần, những người hoàn toàn không ăn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn đến 3 lần.
.
.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh có thể cung cấp tới 116% nhu cầu vitamin K, 135% nhu cầu vitamin C cũng như nguồn folate, magie, kali cần thiết cho cơ thể. Bông cải xanh còn chứa sulforaphane, hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Bên cạnh đó, chất carotenoid lutein trong bông cải xanh còn có tác dụng ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ ở người lớn tuổi.
4. Cải Brussel
Loại cải có họ hàng với bắp cải này rất giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần ăn cải Brussel có thể cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, trong đó có vitamin K, vitamin A, C, folate, magie, kali… Ngoài ra, cải còn chứa nhiều hợp chất thực vật hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Trong cải chứa kaempferol, một chất chống oxy hóa đặc biệt có hiệu quả ngăn chặn sự tổn thương ở các tế bào.
Cải Brussel còn có công dụng tăng cường chức năng thải độc của cơ thể đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ cải Brussel sẽ làm tăng 15 – 30% loại enzyme đặc biệt giúp kiểm soát quá trình thải độc, làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
5. Cải xoăn kale
Cũng như nhiều loại rau lá xanh khác, cải xoăn kale giúp tăng cường sức khỏe tổng quát nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và các chất chống oxy hóa. Trong 67g cải xoăn kale có chứa rất nhiều vitamin A, B, C, K, kali, canxi, đồng…
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy uống 150ml nước ép cải xoăn kale mỗi ngày trong vòng 12 tuần có thể tăng lượng cholesterol HDL đến 27%, đồng thời giảm cholesterol LDL tới 10%.
6. Đậu Hà Lan
Trong 160g đậu Hà Lan đã nấu chín có chứa 9g chất xơ, 9g protein và vitamin A, C, K, riboflavin, thiamin, niacin và folate. Do có chứa nhiều chất xơ nên đậu Hà Lan có thể hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường các lợi khuẩn đường ruột và cải thiện chức năng hoạt động của nhu động ruột.
Lượng kali dồi dào có trong đậu Hà Lan còn giúp điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Nguyên nhân là bởi kali hoạt động như một loại thuốc giãn mạch, nghĩa là làm giảm sự tắc nghẽn trong mạch máu và giảm huyết áp.
Ngoài ra, trong đậu còn có chứa các saponin, một nhóm hợp chất thực vật có khả năng phòng chống ung thư. Saponin có thể đẩy lùi ung thư bằng cách giảm sự phát triển của các khối u và giết chết các tế bào ung thư.
7. Cải cầu vồng
Loại cải này chứa ít calo nhưng lại rất giàu vitamin và khoáng chất. 36g cải cầu vồng có chứa 7 calo nhưng chỉ có 1g chất xơ, 1g protein và rất nhiều các vitamin A, C, K, magie và mangan. Cải cầu vồng được biết đến là có khả năng ngăn ngừa tổn thương gây ra bởi bệnh tiểu đường tuýp 2. Các hoạt chất trong cải có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh bằng cách giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong cải cầu vồng có thể bảo vệ gan và thận khỏi các biến chứng của tiểu đường.
8. Măng tây
Măng tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. 90g măng tây cung cấp tới 1/3 nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể, cùng với đó là selen, vitamin K, thiamin và riboflavin. Lượng folate từ các thực phẩm như măng tây có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ trong giai đoạn thai kỳ.
Măng tây còn có thể xem là một loại thuốc lợi tiểu, dùng được cho người bị yếu thận, đau bàng quang, đau gan… Bên cạnh đó, axit amin glutathione trong măng tây cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và quáng gà.
9. Bắp cải tím
Trong 89g bắp cải tím chứa khoảng 2g chất xơ và 85% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Một nghiên cứu cho thấy bắp cải tím có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và bảo vệ tim mạch, gan rất hữu hiệu.
Bắp cải tím có chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin C và anthocyanin. Một số nghiên cứu cho thấy bắp cải tím giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm viêm và nguy cơ tổn thương tim mạch và gan.
10. Khoai lang
Một củ khoai lang cỡ vừa có chứa tới 4g chất xơ, 2g protein và nhiều vitamin C, B6, kali và mangan. Với lượng lớn chất xơ, khoai lang có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vitamin C và các axit amin trong khoai còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Tin liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: +84988 385 386 - + 8428 6658 7941